Buổi tối thứ hai định mệnh Vụ_ám_sát_John_Lennon

Động cơ của Mark Chapman

Bài chi tiết: Mark David Chapman

Chapman sinh ngày 10 tháng 5 năm 1955 tại Texas, Mỹ. Xuất thân trong một gia đình bố là phi công cho Không quân Hoa Kỳ và mẹ là y tá, Chapman có được sự giáo dục khá đầy đủ từ họ. Như đông đảo lượng khán giả thời bấy giờ, Chapman thần tượng The Beatles. Tuy nhiên Chapman có tiền sử tâm thần không bình thường: năm 14 tuổi, hắn từng tự bỏ nhà ra đi 2 tuần rồi từ đó bắt đầu sử dụng ma túy và các loại chất gây nghiện. Năm 1975, Chapman tới Hawaii và quyết định tự tử song không thành. Năm 1979, hắn cưới một người phụ nữ Mỹ gốc Nhật.

Chapman luôn bị ám ảnh bởi tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh, Tám mươi ngày vòng quanh thế giớiJohn Lennon.

Lời khai của Chapman

Sau khi thực hiện vụ ám sát và bị bắt, Chapman đã khai tất cả những âm mưu và kế hoạch ám sát John Lennon cho cảnh sát và các thẩm phán.

Chapman khai rằng hắn muốn giết John Lennon để được nổi tiếng. Trước mắt hắn, John Lennon là một thần tượng, một người thành công, một người được cả thế giới trọng vọng và ngưỡng mộ, còn hắn ta không có gì là nổi bật. Chapman nói: Vì John Lennon "vĩ đại hơn Chúa Jesus (cuộc phỏng vấn của The Beatles năm 1966)" nên hắn giết John Lennon để khiến John là của riêng hắn[13]. Chapman còn xuyên tạc cả lời của ca khúc "Imagine" của John: "Imagine John Lennon dead." ("Cứ tưởng tượng rằng John Lennon chết")[14]

Các giả thuyết khác

Dù Chapman đã tự thú mọi hành vi và kế hoạch trước tòa, và cũng chính vì lý do đó mà Yoko Ono không cho phóng thích hắn cho tới tận ngày nay, tuy nhiên lại có vài giả thuyết khác về động cơ gây án của Mark Chapman.

Cảnh sát đã rất nhanh chóng và dễ dàng bắt được hung thủ. Hai ngay trước khi xảy ra sự kiện này, Chapman đến New York ở nhà của hội nam thanh niên Cơ đốc giáo cách nơi ở Lennon 9 khu phố. Trước và sau khi cảnh sát hỏi cung, hung thủ vẫn không khai ra động cơ giết Lennon. Có người cho rằng Chapman bị mắc chứng bệnh Hysteria cuồng loạn. Những kẻ mắc chứng bệnh này nếu mà bi kích động hay tâm trạng hưng phấn là không thể kìm chế nổi hành vi của mình. Lennon quan tâm đến chính trị hơn các thành viên khác trong ban nhạc The Beatles. Những ca khúc cuối cùng của anh mang ý nghĩa chỉ trích xã hội. Lennon còn là một nhân vật tích cực của phong trào hòa bình. Vì vậy anh nhiều lần bị kẻ khác công kích và đe dọa tính mạng. Vào năm 1964, khi ban nhạc biểu diễn ở Pháp, anh từng nhận được mảnh giấy sau sân khấu "9h tối nay ta sẽ giết ngươi". Đêm hôm đến New York, Chapman đã thuê xe taxi đến làng Greenwich. Ngày hôm sau, hắn đôt ngột rời hội thanh niên cơ đốc giáo, chuyển đến khách sạn Hilton. Ở đây, hắn ăn một bữa thịnh soạn. Tối ngày thứ hai hắn nổ súng bắn chết Lennon. Với những chi tiết này có người hoài nghi có kẻ thuê Chapman giết Lennon.[cần dẫn nguồn]

Ám sát

Cổng vào tòa nhà The Dakota, nơi John Lennon bị bắn

Chapman có kế hoạch ám sát John từ tháng 10 năm 1980. Hắn tới New York, nhưng phải quay lại Atlanta nên tới tận tháng 11, hắn mới trở lại Manhattan. Sau khi xem bộ phim Ordinary People, hắn đã về Hawaii, nói với vợ rằng hắn từng muốn ám sát John Lennon song không còn ý định đó nữa. Tháng 12 năm 1980, hắn tới New York và gặp một bác sĩ tâm lý và hắn tặng cho tên tài xế taxi cocain để đưa tới tòa nhà The Dakota. Chapman khai đó là ý tưởng từ Bắt trẻ đồng xanh.

Ngày 8 tháng 12 năm 1980, Chapman quyết định phải ám sát được John Lennon. Hắn muốn thực hiện việc đó càng sớm càng tốt. Sáng ngày mùng 8, hắn đã xuất hiện ở The Dakota, song lúc đó John đã ra khỏi nhà. Sự chờ đợi lâu khiến hắn khó chịu[15], và dần dà thành đổi ý[16][17].

Tới chiều, Chapman mới quay lại tòa nhà. 17h05', Lennon cùng Ono ra khỏi The Dakota. Thấy John, Mark Chapman cố gắng tiến sát tới để xin chữ ký và muốn được chụp ảnh cùng[17][18]. John nhiệt tình đồng ý và còn hỏi "Chỉ vậy thôi sao?" và Chapman mỉm cười. Paul Goresh, một fan hâm mộ cũng đến gặp John lúc đó, đã ghi lại bức ảnh nổi tiếng chụp lại khoảnh khắc ấy[19]. Việc quá dễ tiếp cận John Lennon khiến Mark Chapman quyết định thực hiện vụ ám sát khi John trở lại The Dakota.

Tối ngày 8 tháng 12 năm 1980, mưa không to song rả rích. Ánh đèn từ trong nhà John lọt qua cửa sổ trở lên mờ nhạt dưới trời mưa. Lúc này, Đài truyền hình đang phát cảnh lúc chiều phỏng vấn Lennon do Đài truyền hình San Fancisco thực hiện, ông đang mỉm cười nói với khán giả: "Chúng ta hãy cùng nhau cảm ơn một điều rằng tất cả chúng ta đã vượt qua được những năm tháng khó khăn của sự phân hoá trên toàn cầu, sống qua cuộc chiến tranh Việt Nam và vụ bê bối Watergate cùng biết bao những biến động khác nữa. Chúng ta đã từng là những người nổi danh vào những thập niên 60 nhưng thế giới nay đã hoàn toàn khác. Nó đã thay đổi. Phía trước tôi là một tương lai chưa biết rồi sẽ ra sao nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn luôn còn đây, chừng nào còn có cuộc sống và hy vọng".

Sau cả ngày làm việc và thu âm, John và Ono rời phòng thu lúc trời đã tối để về nhà trên một chiếc xe hòm đen qua khu Manhattan về toà nhà The Dakota bên Central Park. Xe dừng lại bên lề đường lúc 22h49'. John bước ra khỏi xe và tiến vào cổng trước Yoko. Ông đang nghe một trong những bản nhạc của bà, "Walking on Thin Ice". Khi ông bước vào lối cổng vòm dẫn tới cửa trước, ông nghe một giọng nói vang lên từ trong bóng tối cách ông vài thước. Giọng nói hỏi: "Ông Lennon?" John quay lại và Mark Chapman bắn 5 phát đạn từ khẩu P38 vào lưnghông của ông trong tầm bắn rất gần. Một viên đạn trúng cửa sổ của tòa nhà, còn 4 viên còn lại găm thẳng vào người John. Lúc đó là 22h50' ngày 8 tháng 12 năm 1980.

John lảo đảo bước lên 6 bậc thềm, tới lối vào và chúi qua khung cửa, ngã vật xuống sàn ngay trong lối vào. Yoko gào lên và chạy tới chỗ ông, quát tháo tay gác cổng đang bàng hoàng, bảo ông ta gọi xe cấp cứu. Chapman điềm tĩnh vứt khẩu súng xuống đất và lạnh lùng theo dõi Yoko đang lay gọi John và kêu cứu. "Ngươi có biết mình đã làm gì không?" người gác cổng của The Dakota thét lên. "Tôi vừa bắn John Lennon", Chapman đáp lại một cách thản nhiên. Người thường trực ngay lập tức quay số điện thoại gọi cảnh sát và nhanh chân đá tung khẩu súng của Chapman đang nằm dưới đất ra xa. Lúc gục xuống, trên tay John vẫn là bản thu âm "Walking in Thin Ice" của Yoko Ono.

Hai phút sau, một xe cảnh sát tới và hai cảnh sát dí Chapman vào tường, vài thước cách chỗ John đang nằm trên vũng máu. Nhận thấy không thể chờ xe cứu thương, một trong các sĩ quan cảnh sát đã chở John bằng xe tuần tra và phóng tới bệnh viện gần nhất, Bệnh viện St. Luke's-Roosevelt trên đường 58th. Tổ cấp cứu của bệnh viện đã được báo trước bằng một cú truyền tin vô tuyến từ xe cảnh sát. Hơn 20 bác sĩ và y tá đã chiến đấu để cứu John nhưng đó là một công việc không thể thực hiện được: 23h15', John đã chết vì mất máu khi tới bệnh viện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_ám_sát_John_Lennon http://www.bloomberg.com/news/2014-08-22/john-lenn... http://www.buzzle.com/editorials/12-8-2005-83469.a... http://www.crimelibrary.com/terrorists_spies/assas... http://elvispelvis.com/johnlennon.htm#NYT http://www.ferncliffcemetery.com/celeb_2.htm http://farm1.static.flickr.com/109/317233874_aff3d... http://abcnews.go.com/GMA/Books/Story?id=2165256&p... http://sports.espn.go.com/espn/otl/news/story?id=5... http://books.google.com/?id=BeYCAAAAMBAJ&pg=PA30&l... http://news.google.com/newspapers?id=FdQVAAAAIBAJ&...